Tin tức nhanh chóng, chính xác cho các doanh nghiệp

Chúng tôi cung cấp các kiến thức một cách chính xác

Thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh tại TPHCM

Công ty luật DHLaw sẽ giúp tư vấn thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh tại TPHCM. Chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng biết rõ chuẩn bị những thông giấy tờ và quy trình để làm việc không gặp khó khăn gì?

Văn phòng luật tại TPHCM sẽ doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng mà không tốn  nhiều chi phí bằng cách tự mình thực hiện.

 

f:id:lanem6065:20200623185350j:plain

Thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh tại TPHCM

Quy trình cụ thể khi thực hiện thay đổi giấy phép kinh doanh:

  • Việc cần quan tâm đầu tiên là phải chuẩn bị hồ sơ. Tham khảo các giầy tờ cần thiết tại đây https://archive.org/details/ho-so-thay-doi-dang-ky-kinh-doanh
  • Tiếp đó nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. Nếu doanh nghiệp tại TPHCM thì hãy đến Phòng đăng ký kinh doanh TPHCM địa chỉ Số 32 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
  • Sau khi nhận được hồ sơ của khách hàng thì sẽ tiến hành kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ.
  • Sau thời gian làm việc khoảng 3 ngày làm việc. Thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ được trả kết quả.
  • Có rất nhiều loại thay đổi giấy phép kinh doanh khác nhau. Mỗi loại khác nhau một chút ít, nhưng trên cơ bản là đều thực hiện như trên.

Công ty luật TPHCM - Bình Thạnh sẽ giúp tư vấn về thủ tục thay đổi ĐKKD:

  • Tư vấn cho doanh nghiệp chuẩn bị các loại hồ sơ cần cho việc thay đổi ĐKKD.
  • Tư vấn giúp thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp trên địa bàn cùng quận (huyện), khác quận huyện, khác tỉnh (thành phố).
  • Tư vấn thay đổi chủ sở hữu doanh nghiêp.
  • Tư vấn thay đổi ngành nghề kinh doanh.
  • Tư vấn thay đổi vốn điều lệ.
  • Hướng dẫn khách hàng cung cấp các thông tin cần thiết để thay đổi địa chỉ trụ sở công ty.

Việc thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh tại TPHCM được tư vấn bởi luật sư nhiều năm kinh nghiệp sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm bớt  gánh nặng thủ tục. Nếu doanh nghiệp có nguyện vọng sử dụng dịch vụ thì có thể tham khảo dịch vụ của công ty luật DHLaw để được đại diện thực hiện với chi phí thấp, giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

___________________________________________________________________________________

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn Luật Doanh nghiệp DHLaw
Add: 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Tell: (028) 66 826 954     
Hotline: 0935 655 754
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

Nhà đầu tư Món Huế: 'Tôi đã sai khi chỉ quan tâm lợi tức mỗi tháng'

“Trong lịch sử kinh doanh Việt Nam, chưa doanh nghiệp nào có vốn điều lệ lớn như Huy Việt Nam lại sụp đổ hoàn toàn chỉ trong vài chục tiếng đồng hồ như vậy", bà K.H., một nhà đầu tư của Món Huế, đề nghị được ẩn danh nói với Zing.vn tối 24/10. "Điều này chứng tỏ toàn bộ hệ thống đã mục rỗng từ bên trong, chẳng qua nghệ thuật bưng bít của họ quá giỏi, che mắt cả những nhà đầu tư".

Bà K.H. là người đứng ra huy động chữ ký của các nhà đầu tư vào chuỗi Món Huế, để thực hiện các thủ tục pháp lý kiện ông Huy Nhật, Chủ tịch Huy Viet Nam Group Limited, nhà sáng lập chuỗi Món Huế.

Nhóm nhà đầu tư này có các quỹ ADV Partners, AIF Capital, F&H Fenghe, Fortress Investments, Gryphus Capital, Welkin Capital và một số nhà đầu tư cá nhân không tiện nêu tên. Từ năm 2013 đến nay, nhóm này đại diện cho các quỹ đầu tư tư nhân quốc tế đã đầu tư vào Huy Việt Nam với tổng số vốn hơn 70 triệu USD.

Nhà đầu tư Món Huế: 'Tôi đã sai khi chỉ quan tâm lợi tức mỗi tháng' - Ảnh 1.

Hiện hệ thống Món Huế đã đóng cửa hầu hết chi nhánh trên toàn quốc. Ảnh: Lê Quân.

Mỗi lần chất vấn, nhà đầu tư được trấn an: Không sao

Khuya 20/10 khi đang công tác tại Bắc Kinh (Trung Quốc), bà nhận tin nhắn từ một người bạn hỏi về vấn đề đóng cửa toàn chuỗi Món Huế nhưng vẫn không cho rằng đây là sự thật, bà K.H. kể.

Chỉ đến sáng 21/10 khi báo chí đưa tin, bà mới biết và tức tốc về Việt Nam tìm ông Huy Nhật, người sáng lập Huy Việt Nam, nhưng không liên hệ được. Bà khẳng định lần cuối liên lạc được với người sáng lập Huy Việt Nam là khoảng ngày 10/10.

Theo lời bà K.H, các nhà đầu tư có nghe thông tin Món Huế và các chuỗi khác thuộc hệ thống Huy Việt Nam nợ tiền nhà cung cấp từ khoảng 5 tháng trước. Tuy nhiên, mỗi lần được chất vấn, phía doanh nghiệp đều khẳng định "không sao", chỉ gặp khó khăn về doanh thu, nên những nhà đầu tư này vẫn tin tưởng.

"Ngày 21/10 khi đi ngang qua trụ sở, tôi thấy rất nhiều người tập trung nhưng không dám bước vào. Họ đều là những người lao động, số tiền này là mồ hôi nước mắt của họ, nên họ bức xúc là đương nhiên. Nếu tôi ra mặt lúc đó, thật sự tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra với mình", bà chia sẻ.

Bà khẳng định nếu có nhà cung cấp nào liên hệ thì sẽ hẹn gặp và xin lỗi trực tiếp, còn hình thức giải quyết sẽ chờ cơ quan chức năng.

"Tôi thay mặt Huy Việt Nam gửi lời xin lỗi đến các nhà cung cấp và nhân viên. Chỉ mong các nhà cung cấp vững tin và đồng lòng cùng các nhà đầu tư. Chúng tôi sẽ cùng các nhà cung cấp và nhân viên đòi lại công bằng", bà K.H nói.

"Món Huế quá lo phô trương thương hiệu, không chú trọng chất lượng"

Bà K.H cũng chia sẻ nhận định về những lý do doanh nghiệp này thất bại.

Trước hết, bà cho rằng đã mở quá nhiều chi nhánh để phô trương thương hiệu mà không chú trọng cải thiện chất lượng. Bà tự nhận giá thành cao trong khi chất lượng món ăn không đảm bảo, thái độ phục vụ của nhân viên chưa đạt yêu cầu.

"Món ăn không ngon so với khẩu vị của người Việt, nhưng giá thành sản phẩm lại cao vì chúng tôi tuyển chọn nguồn nguyên liệu cao cấp. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh lại có chất lượng món ăn ngon hơn, giá thành thấp hơn. Bởi vậy, doanh thu đi xuống còn chi phí mặt bằng tăng cao, Món Huế không có lợi nhuận", người này chia sẻ.

Nhà đầu tư Món Huế: 'Tôi đã sai khi chỉ quan tâm lợi tức mỗi tháng' - Ảnh 2.

Đồ họa: Nhân Lê.

Ngoài ra, bà nhận định một phần hao hụt đến từ thất bại của công ty này trong lĩnh vực bất động sản, dù bà chưa xác minh chính xác ông Huy Nhật đã đầu tư vào những lĩnh vực nào vì chưa nhận được báo cáo tài chính chính thức.

Bà cho hay, doanh thu của Huy Việt Nam sụt giảm trong vòng 2 năm qua, các tỷ suất tài chính cũng không tăng như giai đoạn cùng kỳ.

3 năm gần nhất, doanh thu của Món Huế được báo cáo duy trì mức 200 tỷ đồng mỗi năm. Trong khi đó, lợi nhuận của doanh nghiệp xuống dốc nhanh. Từ chỗ có lãi năm 2016, trong 2 năm 2017 và 2018, mỗi năm Món Huế lỗ hơn 50 tỷ đồng. Lỗ luỹ kế của Món Huế tới cuối năm 2018 là trên 100 tỷ đồng.Cùng thời điểm cuối năm 2018, nợ phải trả của Món Huế là 841 tỷ đồng.

"Tuy nhiên, tôi chỉ nghĩ đơn giản là vì dịch vụ và chất lượng món ăn của mình, không thể ngờ được những chuyện đã xảy ra hôm nay. Nó hoàn toàn nằm ngoài sức tưởng tưởng của tôi cũng như các nhà đầu tư khác. Chúng tôi chỉ quan tâm lợi tức về hàng tháng, đây là một sai sót lớn", bà nói với Zing.vn.

Món Huế nợ tiền, nhà cung cấp kéo đến nhà riêng ông Huy Nhật Chiều 22/10, sau khi đem băng rôn đến trụ sở Huy Việt Nam nhưng không còn ai, nhiều nhà cung cấp đã đồng loạt kéo đến trước nhà ông Huy Nhật, người sáng lập công ty.

"Doanh nghiệp thất bại, tôi cũng mất tiền"

Trước đó, một số nguồn tin nói với Zing.vn rằng bà K.H. là nhân vật đứng sau "chiêu trò lừa đảo" của chuỗi Món Huế. Trong khi đó, bà K.H khẳng định chỉ là cổ đông, không trực tiếp tham gia điều hành mà chỉ có quyền biểu quyết với các dự án, hoạt động của công ty.

Bà cho biết thêm, bà mới về Việt Nam được 9 tháng và làm việc tại Huy Việt Nam với vai trò là người thừa kế cổ phần của gia đình. Sau thời gian ngắn học việc ở vị trí Giám đốc điều hành, bà chuyển qua bộ phận chiến lược.

"Tôi không 'cá mè một lứa' với Huy Nhật. Tôi là nhà đầu tư, doanh nghiệp thất bại thì tôi cũng mất tiền chứ không có chuyện chuộc lợi, vừa ăn cướp vừa la làng ở đây", bà nói.

Công ty Huy Việt Nam Group Limited hiện có các thương hiệu Món Huế, Phở Ông Hùng, Cơm Thố Cháy, Great Bánh Mì, Phở 99 và TP Tea. Vào thời kỳ đỉnh cao, công ty đã tuyển dụng hơn 2.500 nhân viên trên toàn quốc và phục vụ 47.000 khách hàng mỗi ngày.

Từ ngày 21/10 đến nay, khoảng 50 nhà cung cấp thực phẩm và các thiết bị, dịch vụ cho các chuỗi nhà hàng của Công ty Huy Việt Nam đã tìm đến trụ sở của của doanh nghiệp này trên đường Võ Văn Kiệt (phường Cô Giang, quận 1) để yêu cầu ban lãnh đạo công ty thanh toán khoản công nợ lên đến gần 40 tỷ đồng cũng như tìm đến cơ quan công an để trình báo về sự việc.

Hiện tại, hệ thống Món Huế đã đóng cửa hầu hết chi nhánh trên toàn quốc. Các chuỗi Cơm Thố Cháy, Phở Ông Hùng, TP Tea cũng ngừng hoạt động tại một số địa điểm.

Zing.vn liên tục liên hệ đến Công ty TNHH Món Huế và Công ty Huy Việt Nam cũng như ban lãnh đạo công ty nhưng chưa nhận được phản hồi.

Nguồn

Giám khảo Việt của ASEAN NCAP tiết lộ bài test khắc nghiệt giúp xe VinFast đạt chứng nhận 5 sao

"An toàn" là nền tảng của hãng xe Việt

Hãng xe Việt VinFast mới đây đã được ASEAN NCAP trao chứng nhận an toàn 4 sao cho dòng xe cỡ nhỏ Fadil và 5 sao cho 2 dòng Lux SA2.0 và Lux A2.0. Kết quả này nói lên điều gì, thưa ông?

Theo tôi được biết, ngay từ khi mới làm, VinFast đã có chiến lược, sự chuẩn bị kỹ để đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe theo các tiêu chuẩn của ASEAN NCAP. Tôi tin rằng nhà sản xuất đến từ Việt Nam đặc biệt quan tâm tới an toàn của người dùng trong nước. Vì thế, kết quả này là xứng đáng dành cho họ cũng như cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Ông có thể giải thích các mẫu xe phải trải qua quá trình kiểm định ra sao để đạt tiêu chuẩn này?

ASEAN NCAP bao gồm chỉ số về mức độ bảo vệ người lớn (AOP) và mức độ bảo vệ trẻ nhỏ trên xe khi gặp tai nạn (COP), và Hệ thống hỗ trợ tăng cường an toàn (SA).

Mẫu xe thử nghiệm sẽ phải trải qua nhiều bài kiểm tra nhằm thử nghiệm các va chạm khác nhau (từ phía trước, bên sườn), dựa theo những tình huống tai nạn thực tế thường gặp. Sẽ có hai hình nhân (người lớn) gắn cảm biến, một ngồi ở ghế lái, một ngồi ở ghế phụ và hai hình nhân (trẻ em) ngồi phía sau trên ghế dành riêng cho trẻ nhỏ.

Sau va chạm, kết quả thu được từ các cảm biến lắp đặt trên các hình nhân sẽ được phân tích. Ngoài cảm biến đo lực, hội đồng kỹ thuật cũng sẽ xác định hiện trường thực tế của hình nhân sau va chạm để đánh giá. Từ đó, hội đồng sẽ chấm điểm kết quả, dự đoán về những chấn thương con người có thể gặp phải trong thực tế và mức độ an toàn của xe.

Qua đó, xe sẽ được xếp hạng theo chỉ số "sao" (từ 1 đến 5 sao). Số sao càng lớn càng tốt. Để giành được chứng nhận 4 sao, xe kiểm định phải được 65% tổng điểm. Muốn đạt 5 sao, ô tô thậm chí phải được 75% tổng điểm.

Kết quả cụ thể được ghi nhận tại trung tâm thử nghiệm do ASEAN NCAP chỉ định sẽ được công bố trên trang web chính thức của tổ chức này, kèm theo video ghi lại quá trình thực hiện.

A2 (3)

VinFast nhận chứng nhận an toàn 5 sao cho hai dòng xe Lux, 4 sao cho Fadil

Việc chọn xe kiểm định sẽ được thực hiện ra sao để đảm bảo khách quan, thưa ông?

Trong một lô xe của hãng, ASEAN NCAP sẽ cử người tới tận nơi chọn lựa. Ví dụ, với hãng xe Việt Nam như VinFast, đại diện ASEAN NCAP sẽ tới tận nơi, chọn ngẫu nhiên hai chiếc trong lô. Những chiếc xe này sau đó được vận chuyển đến trung tâm thử nghiệm được ASEAN NCAP chấp thuận. Cơ sở kiểm tra duy nhất trong khu vực Đông Nam Á đạt chuẩn của ASEAN NCAP hiện nằm ở Malaysia.

Hội đồng chấm sẽ bao gồm đại diện của hãng xe, đại diện của ASEAN NCAP và các thành viên hội đồng kỹ thuật. Hội đồng kỹ thuật ngoài các thành viên của Malaysia thì hiện có tôi là đại diện từ Việt Nam, 2 chuyên gia ở Thái Lan, 1 chuyên gia từ Indonesia và 1 chuyên gia từ Nhật Bản. Với mỗi đợt kiểm tra xe, chúng tôi sẽ luân phiên nhau tham gia hội đồng kỹ thuật.

Nếu so với chương trình đánh giá xe khu vực châu Âu (EURO NCAP), các tiêu chí của ASEAN NCAP ở mức nào?

RS2

Trước đây, hai chương trình này khác nhau khá nhiều, tuy nhiên trong giai đoạn 2017-2020, ASEAN NCAP đã bổ sung nhiều nội dung. Ví dụ, ASEAN NCAP hiện đã kiểm tra thêm an toàn trong va chạm bên sườn, các yếu tố về an toàn chủ động như hệ thống phanh tự động khẩn cấp, nhắc nhở thắt dây an toàn, cảnh báo điểm mù, cảnh báo chệch làn...

Bởi vậy, về cơ bản, hiện tại 2 chương trình khá giống nhau. Hiện, chỉ có một vài điểm EURO NCAP khác biệt như yêu cầu bài kiểm tra phanh tự động khẩn cấp trong và ngoài khu vực đông dân cư, phanh tự động khẩn cấp khi gặp người đi bộ và đi xe đạp.

EURO NCAP hiện đang có thêm những bài kiểm tra mức độ an toàn của người đi bộ khi va chạm với ô tô. Trong khi đó, ASEAN NCAP lại bổ sung bài kiểm tra phát hiện điểm mù cho đặc thù của khu vực Đông Nam Á là có nhiều xe máy lưu thông cùng làn.

Nên bắt buộc có chứng nhận bảo vệ an toàn cho người trên xe

Chứng nhận ASEAN NCAP hiện có giá trị như thế nào? Đây có phải là chứng nhận bắt buộc với các nước ASEAN?

Chứng nhận này có giá trị tham khảo về mức độ bảo vệ an toàn cho người ngồi trong xe khi có tai nạn xảy ra. Ở nhiều nước, đây chưa là chứng nhận bắt buộc. Tuy nhiên, hiện tại Malaysia đã yêu cầu bắt buộc các hãng xe khi bán ra thị trường phải công bố số sao đạt được theo chuẩn ASEAN NCAP.

Quá trình test xe VinFast của ASEAN NCAP

Việc kiểm định về mức độ an toàn của ô tô tại Việt Nam thực tế ra sao?

Hiện tại, Cục Đăng kiểm Việt Nam có kiểm định, đảm bảo tính năng an toàn cơ bản, tiêu chuẩn khí thải và một số nội dung khác. Những nội dung kiểm định của Việt Nam hiện đã tham khảo nhiều nước trên thế giới nhưng theo tôi, cần đưa thêm nội dung đánh giá về mức độ bảo vệ an toàn của người trên xe.

Theo ông, có nên bắt buộc phải có chứng nhận về mức độ an toàn như ASEAN NCAP để lưu hành phương tiện không?

Theo tôi là nên bắt buộc. Điều này sẽ giúp nâng cao nhận thức an toàn về xe của người dân. Mọi người sẽ biết mức độ bảo vệ an toàn của một chiếc xe với người trên xe ra sao và có thể sẽ tránh được những sản phẩm kém chất lượng.

Như thế, những chiếc xe thiếu an toàn mà nhà sản xuất thậm chí đã cắt bỏ hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) sẽ khó có "cửa" bán cho người tiêu dùng. Thực tế, hiện tại vẫn có những chiếc xe như thế là không thể chấp nhận được.

Từ đó, các hãng xe cũng phải nâng cao chất lượng tối thiểu của xe mới khi đưa vào thị trường Việt Nam, quan tâm nhiều hơn tới sự an toàn của người dùng. Đây cũng chính là mục tiêu hướng đến của các tổ chức NCAP nói chung và cụ thể là ASEAN NCAP.

Xincảm ơn ông!

Nguồn

Tăng trưởng 42%, lợi nhuận quí III Sabeco tiến sát mốc 1.400 tỉ đồng

sabeco thaibev

Tỉ phú Charoen Sirivadhanabhakdi, nhà sáng lập ThaiBev, đơn vị nắm gần 54% cổ phần tại Sabeco.

Quí III/2019, doanh thu của Sabeco tăng trưởng gần 14% so với cùng kì năm trước, đạt hơn 9.745 tỉ đồng. Phía doanh nghiệp cho biết doanh thu trong kì tăng nhờ sản lượng và giá bán đều tăng.

Cụ thể, vào đầu tháng 8 năm nay, Sabeco đã tăng giá bán bia Saigon Lager thêm 2 - 3% và dự kiến sẽ tăng giá tương tự đối với Saigon Special kể từ tháng 10. Cùng với đó, dưới sự dẫn dắt của Tổng Giám đốc người Singapore, ông Neo Gim Siong Bennett, Sabeco thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát chi phí, từ bao bì, lon nhôm cho đến chi phí vận chuyển.

Công ty chứng khoán Bảo Việt cho biết, hiện nay một chế độ lương thưởng mới nhằm thúc đẩy năng suất và hiệu quả lao động đã được áp dụng tại công ty mẹ Sabeco và dự kiến sẽ triển khai dần đối với các công ty con kể từ quí I/2020.

Những thay đổi kể trên đã giúp nới rộng biên lợi nhuận gộp của hãng bia lớn nhất nước lên mức 24,6% trong quí III, cùng kì năm trước con số này là 21,7%. Dù vầy, biên lợi nhuận gộp quí III của Sabeco đã cũng đã giảm so với quí liền trước.

doanh thu bien lai gop sabeco

(Nguồn: Các báo cáo tài chính của Sabeco)

Quí III/2019, chi phí bán hàng của Sabeco xấp xỉ 764 tỉ đồng, tăng 15% so với cùng kì. Đây là điều dễ hiểu khi trong thời gian vừa qua, Sabeco đẩy mạnh chiến dịch tái khởi động thương hiệu Bia Sài Gòn với mẫu mã mới cho các dòng bia Lager, Export và Special. Bao bì mới nhấn mạnh biểu tượng Rồng và tạo sự đồng nhất hơn giữa các dòng sản phẩm.

Bên cạnh đó, Sabeco cũng tổ chức nhiều sự kiện ở những khu vực và trục đường nhiều nhà hàng, quán bar tại các thành phố lớn. Chẳng hạn tại thành phố Hồ Chí Minh, dọc con đường Phạm Văn Đồng, quận Bình Thạnh trong thời gian vừa qua dễ dàng bắt gặp nhiều sân khấu nhỏ với tông màu đỏ chủ đạo, nổi bật câu khẩu hiệu "lên như rồng" của Sabeco.

Trở lại kết quả kinh doanh quí III năm nay, doanh thu hoạt động tài chính của Sabeco tăng hơn 44%, đạt 251 tỉ đồng, qua đó đóng góp đáng kể vào khoản lợi nhuận thuần 1.808 tỉ đồng từ hoạt động kinh doanh.

Sau khi trừ thuế, nhà sản xuất Bia Sài Gòn báo lãi 1.386 tỉ đồng thuộc về cổ đông công ty mẹ trong quí III/2019, tăng đến 42% so với cùng kì năm trước.

Lũy kế 9 tháng, Sabeco đạt doanh thu thuần xấp xỉ 28.170 tỉ đồng và lãi ròng 4.045 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 10% và 22%. Qua đó, Công ty đã thực hiện hơn 72% kế hoạch doanh thu và gần 86% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra trong năm 2019.

Tính trong 9 tháng đầu năm, Sabeco ghi nhận dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương đến 3.567 tỉ đồng, qua đó tiếp tục tích lũy thêm lượng tiền mặt khổng lồ.

Tính đến 30/9/2019, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của Công ty vào khoảng 14.793 tỉ đồng, tăng hơn 23% so với đầu năm, chiếm gần 60% tổng tài sản doanh nghiệp.

Nguồn

Thuế nhập khẩu giảm nhờ EVFTA sẽ thúc đẩy tiêu thụ tôm Việt Nam, Sao Ta và Minh Phú được lợi gì?

nganh tom hinh 1

Theo cam kết của EU, thuế nhập khẩu tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) mã HS 03 sẽ giảm từ mức 4,2% (thuế GSP) hiện nay về 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực hoặc theo lộ trình từ 3 - 5 năm.

VDSC cho rằng Ecuador và Ấn Độ là đối thủ chính của tôm nguyên liệu Việt Nam (tôm thẻ và tôm sú). Argentina xuất khẩu tôm đỏ nên không phải là đối thủ cạnh tranh với tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Các nước xuất khẩu tôm lớn là Trung Quốc và Thái Lan không được hưởng thuế GSP nên cũng kém cạnh tranh so với tôm Việt Nam.

Phân tích kĩ hơn, VDSC đánh giá tôm Ấn Độ được hưởng thuế GSP nhưng tiêu thụ lại đang gặp khó do bị kiểm tra tồn dư kháng sinh với tần suất 50% lô hàng và có thể bị nâng lên 100%. Trong khi đó, tôm Ecuador được miễn thuế hoàn toàn vào EU sau khi Hiệp định Thương mại tự do EU - Ecuador có hiệu lực từ năm 2015 và là đối thủ chính của tôm Việt Nam ở nhóm tôm nguyên liệu.

nganh tom hinh 2

Với mặt hàng tôm chế biến mã HS 16, thuế nhập khẩu đa số sản phẩm sẽ giảm từ 7% hiện nay về 0% trong vòng 7 năm. VDSC đánh giá rằng tăng trưởng xuất khẩu tôm chế biến có thể không nhiều, bởi lẽ mức giảm thuế hàng năm không lớn và thực tế là Việt Nam cũng đã đứng đầu về thị phần cung cấp tôm chế biến cho EU (thị phần 22% về lượng và 18% về kim ngạch).

Tỉ trọng xuất khẩu tôm nguyên liệu/tôm chế biến Việt Nam vào EU là 72/28 (xét theo giá trị năm 2018). VDSC cho biết lộ trình giảm thuế về 0% của tôm nguyên liệu ngắn hơn tôm chế biến, do đó tôm nguyên liệu là nhóm được hưởng lợi chính từ EVFTA.

nganh tom hinh 3

Với nhóm doanh nghiệp xuất khẩu tôm, 40% doanh số của Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC) là vào EU, trong khi khu vực này chỉ chiếm khoảng 11% doanh số của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Mã: MPC). Theo đó, Sao Ta có thể hưởng lợi nhờ biên lợi nhuận được cải thiện, trong khi Minh Phú có cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu sang EU.

Quí III/2019, Sao Ta đạt doanh thu thuần gần 1.120 tỉ đồng và lãi sau thuế 76 tỉ đồng, lần lượt tăng 4% và 30% so với cùng kì năm trước. Doanh nghiệp này báo lãi lớn nhờ chủ động gom tôm nguyên liệu tại thời điểm giá tôm giảm.

Về phía Minh Phú, doanh thu xuất khẩu tôm tháng 9 của đơn vị này chỉ đạt gần 60 triệu USD, giảm 34% cùng kì năm trước. Trong đó, doanh thu vào thị trường Mỹ giảm 58,8% xuống còn 18,7 triệu USD; thị trường Châu Âu có mức tăng trưởng mạnh 22% so với cùng kì, nhưng qui mô vẫn còn nhỏ với doanh thu khoảng 7,1 triệu USD trong tháng 9.

Hiện, Minh Phú vẫn chưa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quí III và đã xin gia hạn nộp đến ngày 15/11/2019.

Nguồn

Nước sạch Sông Đà gửi lời xin lỗi đến khách hàng, miễn phí một tháng tiền nước trong kì xảy ra sự cố

o_nhiem_nuoc_zing_1_1

Ảnh: Zing News

Công ty Cổ phần Nước sạch Sông Đà (Viwasupco - Mã: VCW) vừa phát công cáo liên quan đến sự cố tràn dầu thải vào nguồn nước sản xuất của Nhà máy nước Sông Đà. Viwasupco cho biết đến nay đã hoàn tất khắc phục để đủ điều kiện cung cấp nước sạch trở lại cho khách hàng, đồng thời đã xác định được nguyên nhân, bản chất vụ việc qua đó đánh giá thiếu sót và nhìn nhận trách nhiệm.

Về chất lượng nước, căn cứ trên các mẫu xét nghiệm nước ngày 14, 16, 18/10 do Viện sức khỏe Nghề nghiệp & Môi trường và các mẫu xét nghiệm nội kiểm ngày 16/10 của Quatest, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thuộc Sở Y tế Hà Nội đã công bố rằng nguồn nước Sông Đà đảm bảo các tiêu chí theo qui chuẩn chất lượng QCVN01:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành, an toàn để người dân sử dụng mục đích sinh hoạt, ăn uống.

Sau khi phát hiện sự cố, Viwasupco cho biết đã huy động công nhân, và lực lượng thuê ngoài, Trung tâm ứng phó sự cố môi trường (SOS) vớt váng, sử dụng phao, gối hút dầu chuyên dụng để hút dầu trên khu vực đầu nguồn; đổ than hoạt tính trên 3 km kênh dẫn vào hồ chứa, nạo vét đất đá dính dầu…

Cùng với đó, Viwasupco đã súc xả tuyến ống truyền tải, bể chứa trung gian, bể chứa tại trạm điều tiết, thay mới toàn bộ cát lọc tại vị trí các bể lọc, phối hợp các đơn vị phân phối nước để súc xả tuyến ống và bể chứa của khách hàng.

Viwasupco cũng cho rằng hành vi đổ lượng lớn dầu thải vào nguồn nước trong khi công ty chưa có kịch bản ứng phó phù hợp với tình huống khẩn cấp dẫn đến lúng túng trong xử lý ban đầu.

Do đó, công ty nước sạch gửi đến người dân bị ảnh hưởng trực tiếp lời xin lỗi và cầu mong được lượng thứ. Cùng với đó, Viwasupco cũng cho biết sẽ cung cấp nước miễn phí trong kỳ xảy ra sự cố (tương đương một tháng tiền nước).

Qua sự cố này, công ty cho biết sẽ có phương án ứng phó cho tất cả các tình huống khẩn cấp, lập kế hoạch mua sắm thiết bị, tuyển dụng đào tạo nhân sự đảm bảo cung cấp nước ổn định cho người dân với chất lượng nước đáp ứng quy chuẩn cho Bộ Y tế ban hành.

Nguồn

Tập đoàn FLC sắp xây nhà máy đồ uống 220 triệu lít/năm ở Bình Định

FLC Quy Nhon (2)

Một góc khu nghỉ dưỡng FLC Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Ảnh: Kiên Dương.

Ngày 22/10 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đã ra quyết định phê duyệt đồ án Qui hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Nhà máy sản xuất nước giải khát FLC Quy Nhơn.

Địa điểm khu vực qui hoạch thuộc xã Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, Khu kinh tế Nhơn Hội với giới cận như sau: Phía Bắc giáp Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, phía Tây và phía Nam giáp hành lang tuyến điện 110kV Quy Nhơn – Nhơn Hội, phía Đông giáp đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội (Quốc lộ 19B).

Tổng diện tích qui hoạch dự án là 34,82 ha. Tổng công suất 220 triệu lít đồ uống mỗi năm, trong đó có 20 triệu lít nước giải khát và 200 triệu lít đồ uống có cồn (cả sản phẩm chai và lon).

Theo qui hoạch được Chủ tịch tỉnh Bình Định phê duyệt, diện tích đất xây dựng công trình của dự án là 8,7 ha, đất hạ tầng kĩ thuật 4,7 ha, đất cây xanh – mặt nước 15,7 ha và đất giao thông gần 5,7 ha.

Dự kiến Nhà máy sản xuất nước giải khát FLC Quy Nhơn gồm các hạng mục Khu điều hành, Khu nhà máy bia, Nhu nhà máy nước, Khu cây xanh và hồ nước.

Giai đoạn đầu, dự án sử dụng nước ngầm để phục vụ thi công, về lâu dài sẽ sử dụng nguồn nước từ hệ thống cấp nước Khu kinh tế Nhơn Hội. Nhu cầu cấp nước giai đoạn một là 1.592 m3/ngày đêm, trong đó cấp nước sinh hoạt là 50 m3, và cấp nước sản xuất là 1.542 m3/ngày đêm.

Nhu cầu cấp nước giai đoạn hai là 1.755 m3/ngày đêm, trong đó cấp nước sinh hoạt là 213 m3 và cấp nước sản xuất là 1.542 m3/ngày đêm. Cấp nước tưới cây, rửa đường, phòng cháy chữa cháy là 397 m3/ngày đêm.

Công ty cổ phần Nước giải khát FLC có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan công bố công khai đồ án qui hoạch đã được phê duyệt, triển khai xây dựng theo qui hoạch và đúng các qui định hiện hành.

Ban Quản lí Khu kinh tế và các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện qui hoạch, đầu tư xây dựng theo qui hoạch đã được phê duyệt.

Nhà máy sản xuất nước giải khát FLC Quy Nhơn là dự án mới nhất mà FLC chuẩn bị thực hiện tại tỉnh Bình Định. Trước đó, Tập đoàn FLC đã xây dựng Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Quy Nhơn trên diện tích 1.300 ha với các hạng mục tổ hợp khách sạn, sân golf 36 lỗ, công viên động vật hoang dã, ...

Hãng hàng không Bamboo Airways của Tập đoàn FLC cũng chọn sân bay Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định làm sân bay căn cứ chính.

Đồ uống cho "hệ sinh thái FLC"

Theo thông tin từ báo cáo thường niên năm 2018 của Tập đoàn FLC, Công ty cổ phần nước giải khát FLC là công ty con do Tập đoàn FLC sở hữu 98,91%.

FLC Natuza Bamboo

Sản phẩm nước khoáng Natuza được dùng trong các sự kiện, khu nghỉ dưỡng và các chuyến bay của hãng hàng không Bamboo Airways thuộc Tập đoàn FLC. Ảnh: Kiên Dương.

Công ty con này được thành lập ngày 22/7/2016 với tên gọi ban đầu là Công ty trách nhiệm hữu hạn F Pura Việt Nam. Vốn điều lệ ban đầu 20 tỉ đồng do Tập đoàn FLC sở hữu 100%.

Người đại diện theo pháp luật là bà Đàm Ngọc Bích – Chủ tịch công ty, bà Bích đồng thời là Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC. Ngành nghề đăng kí kinh doanh chính là Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng (Mã ngành 1104).

Đến ngày 17/1/2018, Công ty TNHH F Pura Việt Nam đổi tên thành Công ty cổ phần nước giải khát FLC, vốn điều lệ tăng gấp 11 lần lên 220 tỉ đồng. Người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch HĐQT Trần Thị My Lan – người đồng thời là một Phó Tổng Giám đốc khác của Tập đoàn FLC.

Trải qua một số lần thay đổi lãnh đạo, đến ngày 12/6/2019, vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Nước giải khát FLC được giao cho ông Nguyễn Đức Công.

Ông Công hiện nay là Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Thương mại và Xuất Nhập khẩu CFS (công ty KLF cũ); Phó TGĐ Công ty cổ phần Nông dược HAI; và Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư & Khoáng sản FLC Stone (công ty FLC AMD cũ). Đây đều là các công ty có quan hệ mật thiết với nhau và nằm trong "họ FLC".

Sản phẩm nước khoáng Natuza được dùng trong các sự kiện như Đại hội cổ đông của Tập đoàn FLC và các công ty liên quan (như FLC Faros, FLC Stone, ...), dùng trong các khu nghỉ dưỡng của FLC và các chuyến bay của hãng hàng không Bamboo Airways.

Nguồn

Giá khí nguyên liệu tăng cao, lợi nhuận quí III của Đạm Cà Mau giảm 94%

1122_nam-2018-tiep-tuc-thoai-von-nha-nuoc-tai-cong-ty-dam-ca-mau

Ảnh: TTXVN

Theo số liệu từ báo cáo tài chính, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau - Mã: DCM) trong quí III năm nay chỉ đạt 9 tỉ đồng, giảm 94% so với cùng kì; lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 308 tỉ đồng, giảm 45%.

Kết quả bết bát nói trên của Đạm Cà Mau chủ yếu do ảnh hưởng của giá khí nguyên liệu tăng cao, chi phí cho nguyên vật liệu tính từ đầu năm của công ty này tăng 71% đạt mức 2.446 tỉ đồng. Chỉ số biên lãi gộp giảm mạnh, từ 26% trong quí III năm ngoái xuống còn 8% trong năm nay.

Trong quí III, Đạm Cà Mau đạt doanh thu thuần 1.488 tỉ đồng, tăng 6%. Chi phí tài chính giảm 74% xuống còn 24 tỉ đồng do công ty thanh toán trước hạn các khoản nợ và lỗ tỉ giá giảm mạnh. Bên cạnh đó, chi phí hoạt động bao gồm bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng được công ty cắt giảm.

Đạm Cà Mau đã thanh toán 50 triệu USD cho Hợp đồng vay vốn tín dụng ECA giữa nhóm cho vay là các Ngân hàng BNP Paribas - Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc - Ngân hàng Credit Agricole và bên vay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với mục đích thanh toán chi phí đầu tư dự án Nhà máy Đạm Cà Mau.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, công ty đạt doanh thu thuần 4.935 tỉ đồng, tăng 6%.

Kết thúc quí III, tổng tài sản của Đạm Cà Mau ở mức 10.726 tỉ đồng, trong đó 60% từ tài sản cố định và xây dựng dở dang. Theo đó, Đạm Cà Mau đã đầu tư khoảng 546 tỉ đồng cho dự án dây chuyền sản xuất phân bón phức hợp từ ure nóng chảy và 102 tỉ đồng cho dự án cảng nhập nhiên liệu.

Giá trị hàng tồn kho cuối kì của công ty tăng gần hai lần so với đầu năm đạt 1.746 tỉ đồng. Ngoài ra, tài sản công ty này còn có hơn 2.100 tỉ đồng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn.

Về tình hình nợ, nợ vay ngắn hạn cuối kì của công ty giữ ở mức 1.130 tỉ đồng, trong khi nợ vay dài hạn đã giảm 30% so với đầu năm còn 1.061 tỉ đồng.

Nguồn

Đạm Hà Bắc tiếp tục lỗ nặng, âm vốn chủ sở hữu

Dam-Ha-Bac-8

Chung hoàn cảnh với nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành phân bón, kết quả kinh doanh quí III của CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Đạm Hà Bắc - Mã: DHB) không mấy sáng sủa.

Doanh thu thuần đạt 547 tỉ đồng, giảm 32% so với cùng kì; biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 21% xuống còn 5%. Chi phí tài chính trong quí vẫn giữ ở mức cao 214 tỉ đồng mà chủ yếu là lãi vay khiến cho kết quả cuối cùng với Đạm Hà Bắc càng thêm phần tồi tệ. Công ty lỗ ròng 200 tỉ đồng, gấp đôi so với cùng kì năm ngoái.

Theo lý giải của Đạm Hà Bắc, thị trường phân bón trong nước cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà sản xuất kể cả về giá và chính sách tiêu thụ. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường giảm mạnh và giá Urê thế giới liên tục giảm khiến cho các đơn vị mua rất dè chừng, chỉ mua khi có nhu cầu, không mua dự trữ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Đạm Hà Bắc đạt doanh thu thuần 2.141 tỉ đồng, giảm 9% và lỗ ròng 421 tỉ đồng, tăng 58%. Đáng chú ý, riêng phần chi phí tài chính lên tới 624 đồng, tương đương mức cùng kì.

Như đã nói, nợ vay là vấn đề đáng báo động với Đạm Hà Bắc, với vay nợ ngắn hạn cuối kì 1.475 tỉ đồng và vay nợ dài hạn 6.062 tỉ đồng. Chưa kể công ty còn các khoản phải trả ngắn hạn khác hơn 1.700 tỉ đồng không được thuyết minh rõ.

Đến hết quí III, Đạm Hà Bắc trong tình trạng lỗ lũy kế 3.077 tỉ đồng làm âm vốn chủ sở hữu 310 tỉ đồng so với đầu năm ở mức 119 tỉ đồng.

Tổng tài sản của Đạm Hà Bắc ở mức 9.377 tỉ đồng, với cơ cấu tài sản cố định 6.556 tỉ đồng; giá trị hàng tồn kho cuối kì 539 tỉ đồng, gấp 2,6 lần đầu năm.

Nguồn

Viglacera báo lãi quí III tăng 23% nhờ mảng khu công nghiệp, rót thêm nghìn tỉ đồng vào bất động sản

Vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh thúc đẩy nhu cầu đối với bất động sản khu công nghiệp. Viglacera hưởng lợi từ xu hướng này và đã cho thuê khoảng 151 ha KCN mới trong 9 tháng đầu năm 2019, so với chỉ 100 ha trong cả năm 2018, theo thông tin từ công ty chứng khoán SSI.

Riêng quí III/2019, Viglacera đã cho thuê 50 ha đất khu công nghiệp. Các khách thuê mới chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản; trong đó một số khách thuê chính có thể kể đến như Qisda Corporation, Kanglonda, Foxconn,…

Theo đó, doanh thu mảng BĐS KCN đạt khoảng 565 tỉ đồng trong quí III, tăng trưởng 135% so với cùng kì. Trong khi đó, mảng kinh doanh vật liệu xây dựng sụt giảm 3%, đạt xấp xỉ 1.944 tỉ đồng doanh thu.

Với việc đóng góp của mảng BĐS KCN cao hơn trong kết quả kinh doanh, biên lãi gộp của Viglacera trong quí III/2019 đạt mức 26,3%, tăng đáng kể so với mức 22,6% cùng kì năm trước.

Do nhu cầu thuê khu công nghiệp vẫn đang tăng trưởng, Viglacera đã giải phóng thêm 300 ha trong 9 tháng đầu năm 2019 và dự kiến sẽ tiếp tục với 200 ha trong quí IV. SSI dẫn lời rằng đại diện Viglacera kì vọng việc cho thuê đất khu công nghiệp sẽ duy trì nhịp độ hiện tại vào năm 2020.

Trở lại kết quả kinh doanh quí III/2019, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp của Viglacera lần lượt tăng 31% và 54% so với cùng kì, lên mức 214 tỉ đồng và 162 tỉ đồng.

Kết quả quí III, Viglacera báo lãi sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ gần 168 tỉ đồng, tăng hơn 23% so với cùng kì năm trước. Lũy kế 9 tháng, doanh nghiệp này đạt doanh thu thuần 7.382 tỉ đồng và lãi ròng 522 tỉ đồng, tăng xấp xỉ 16% và 13%.

Tính đến thời điểm 30/9/2019, Viglacera có tổng tài sản 19.058 tỉ đồng, tăng hơn 15% (khoảng 2.525 tỉ đồng) so với đầu năm. Chủ yếu tăng lên ở các khoản mục hàng tồn kho, bất động sản đầu tư và tiền, tương đương tiền.

vgc tai san

(Nguồn: Báo cáo tài chính quí III/2019 của Viglacera)

Riêng lượng bất động sản đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành trong 9 tháng đầu năm 2019 lên đến 1.020 tỉ đồng.

Lượng hàng tồn kho tăng lên của Viglacera chủ yếu là các chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm và hàng hóa.

VGC hang ton kho

(Nguồn: Báo cáo tài chính quí III/2019 của Viglacera)

Về phía nguồn vốn, so sánh với đầu năm, lượng tiền mà người mua trả trước ngắn hạn đối với Viglacera tăng từ 268 tỉ đồng lên đến 1.121 tỉ đồng vào cuối quí III. Cùng với đó, chi phí phải trả dài hạn cũng tăng từ 1.198 tỉ đồng lên mức 2.457 tỉ đồng. Những khoản mục này nhiều khả năng liên quan đến tiền trả trước của khách thuê BĐS KCN.

Tính đến 30/9/2019, Viglacera ghi nhận lượng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tương ứng 1.593 tỉ đồng và 758 tỉ đồng, lần lượt tăng 11% và 12% so với đầu năm.

Nguồn